Tuy nhiên, bệnh viện đang gặp khó khăn trong việc xây dựng giá dự toán để tổ chức đấu thầu, mua sắm. Cụ thể, các hóa chất này chưa có kết quả trúng thầu được đăng tải trên các cổng thông tin theo quy định của Bộ Y tế. Ngoài ra, đây là hóa chất xét nghiệm giải phẫu bệnh mới, chỉ có 1 đơn vị cung cấp và chưa thực hiện kê khai giá.
Trước tình hình trên, Sở Y tế TP.HCM đã hướng dẫn bệnh viện yêu cầu công ty khẩn trương thực hiện kê khai giá hàng hóa theo quy định. Trên cơ sở kê khai giá, bệnh viện xây dựng giá dự toán hàng hóa mua sắm theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 58 của Bộ Tài chính. “Giá thị trường tại thời điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống do nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet”.
Trước đó, cũng trong buổi làm việc ngày 6/10, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu cho biết, 9 tháng đầu năm 2022, bệnh viện không đủ tiền chi trả thu nhập tăng thêm cho nhân viên. Thu nhập bình quân hiện nay khoảng 8,8 triệu đồng/tháng/người (gồm lương cơ bản và thu nhập tăng thêm), nhờ vào việc dùng tiền của năm trước tích lũy để chi cho 3 năm gần đây.
"Nguồn quỹ này đã hết. Bệnh viện sẽ ảnh hưởng nặng nề nếu không có sự hỗ trợ của thành phố. Năm ngoái, bệnh viện không có nguồn tiền Tết, phải dùng các nguồn khác để chia đều mỗi người 7,5 triệu đồng tiền thưởng từ giám đốc cho đến hộ lý, điều dưỡng”, bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP nói.
Năm 2021, nguồn thu của bệnh viện này giảm sâu do Covid-19. Bệnh viện đã tiết kiệm tối đa, tạm ngưng mua sắm thiết bị y tế để dành ngân sách duy trì các hoạt động, chênh lệch thu chi vẫn thâm hụt so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi thâm hụt 91 tỷ đồng, chính sách hỗ trợ liên quan ảnh hưởng dịch bệnh chỉ cấp bù 19 tỷ.
Thêm vào đó, năm 2021, bệnh viện chưa được quyết toán 38 tỷ đồng do vượt tổng mức thanh toán trong năm theo Nghị định 146.
Một vướng mắc rất lớn mà Bệnh viện Ung bướu TP.HCM nhiều lần bày tỏ là vấn đề chi phí dự trù bảo trì máy móc trong năm 2023. Tại cơ sở 2, để đảm bảo các hệ thống kỹ thuật và trang thiết bị y tế được hoạt động liên tục và hiệu quả, bệnh viện cần khoảng 158 tỷ đồng kinh phí bảo trì. Trong đó, hệ thống kỹ thuật 35 tỷ đồng và trang thiết bị y tế là 123 tỷ đồng.
Theo TS Dũng, nhu cầu lọc máu có xu hướng tăng trong khi các cơ sở y tế thiếu cả trang thiết bị lẫn nhân lực.
“Đã xuất hiện tình trạng trang thiết bị cho lọc máu còn thiếu, quá tải ở một số đơn vị chạy thận nhân tạo. Cùng đó, trang thiết bị phục vụ lọc máu còn chậm thay thế. Hơn 900 máy chạy thận (tương đương hơn 18%) có tuổi đời trên 10 năm, nghĩa là máy hết hạn sử dụng, phải thay thế” - TS Dũng cho hay.
Do số lượng máy chạy thận nhân tạo ít, nhân lực ít, số bệnh nhân đông nên nhiều đơn vị phải chạy 3 ca, 4 ca thậm chí 5 ca một ngày. Điều này gây áp lực rất lớn lên nhân viên y tế. Theo khảo sát, có trung tâm lọc máu, một bác sĩ phụ trách tới 37 máy thận nhân tạo, gây khó khăn khi xử lý các biến chứng xảy ra trong lọc máu. Lại có trung tâm một bác sĩ phụ trách tới 125 bệnh nhân thận nhân tạo.
Bệnh nhân suy thận mạn đang trẻ hóa. Số người cần phải lọc máu tiếp tục có xu hướng tăng. Cùng đó, nhu cầu ghép thận ở nước ta cũng tăng, hiện Việt Nam đã thực hiện hơn 4.500 ca ghép thận. TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hội Lọc máu Việt NamBệnh nhân suy thận ngày càng trẻ hóa
Cùng với gia tăng bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp, bệnh nhân thận mạn tính giai đoạn cuối và suy thận có chỉ định lọc máu chu kỳ (chạy thận nhân tạo) không ngừng gia tăng, vì suy thận là biến chứng nguy hiểm của hai bệnh trên.
Nhiều chuyên gia nhận định bệnh nhân suy thận mạn đang trẻ hoá. Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) ghi nhận xu hướng này tập trung ở bệnh nhân nam, nhất là người làm việc văn phòng.
Những bệnh lý về thận thường gặp hiện nay bao gồm sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận cấp - mạn tính, ung thư thận... Trong đó, suy thận cấp và mạn tính là hai tình trạng rất phổ biến, do biến chứng từ nhiều bệnh lý khác.
Bệnh thận mạn thường tiến triển âm thầm, không triệu chứng trong giai đoạn sớm. Do đó, điều quan trọng là phát hiện bệnh sớm ở các đối tượng nguy cơ cao, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và gia đình có người bệnh thận. Bác sĩ khuyên những người này cần được làm xét nghiệm tầm soát định kỳ hằng năm và tích cực điều trị sớm tránh bệnh thận tiến triển đến giai đoạn cuối.
Những dấu hiệu bệnh thận như: Chân tay phù, thay đổi khi đi tiểu (tiểu nhiều về đêm, tiểu có nước bọt, tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu dắt…), người mệt mỏi, sút cân, có thể sốt, đau đầu…
Hội nghị khoa học lần thứ II của Hội Lọc máu Việt Nam có sự tham gia trình bày báo cáo của các chuyên gia từ Đức, Australia, Thái Lan, Malaysia, Ai Cập, Philippines và các bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Bệnh viện 103, Bệnh viện Việt Đức...
Cảnh sát đưa được 3 người mắc kẹt trong đám cháy xuống đất an toàn.
Tại hiện trường, cảnh sát phát hiện 3 người mắc kẹt trên tầng 2 ngôi nhà. Lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp sử dụng đội hình cứu người bằng thang sắt, bố trí lực lượng đưa được 3 nạn nhân xuống dưới an toàn. Các nạn nhân sức khoẻ ổn định, không ai bị thương.
Công tác chữa cháy được thực hiện khẩn trương, sau khoảng 5 phút đám cháy được dập tắt.
Nhiều tài sản bị thiêu rụi.
Đám cháy xuất phát từ khu vực bán bánh mì tại tầng 1. Ngôi nhà có diện tích 72m2, cao 5 tầng, có 2 mặt tiền là số 4 Hồng Mai và số 425 Bạch Mai.
Nguyên nhân vụ cháy đang được điều tra.
Minh Tuệ" alt=""/>Cháy cửa hàng bánh mì ở Hà Nội, cảnh sát dùng thang cứu 3 người mắc kẹt